• Địa chỉ: Tầng 5, số 184 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội
  • Mở cửa từ 8:00 - 19:30

Luật sư tư vấn bồi thường do đơn phương HĐLĐ trái luật

16/07/2020 - 07:34
23 views
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật giải quyết thế nào? mức bồi thường thế nào? là câu hỏi đặt ra khi một ngày đẹp trời bạn bị công ty chấm dứt HĐLĐ trái quy định, hoặc bạn nghỉ việc trái pháp luật. 

1. Luật sư tư vấn quy định về chấm dứt hợp đồng lao động 

Theo quy định pháp luật thì hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật có thể là hành vi của người sử dụng lao động và cả người lao động. Nếu một trong hai bên vi phạm phải có nghĩa vụ bồi thường theo quy định.

Hiện nay thắc mắc cần giải đáp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là rất lớn, với mong muốn áp dụng và xử lý đúng quy định. Tuy nhiên người lao động và người sử dụng lao động chưa cập nhật hoặc được phổ biến kiến thức pháp luật về Lao động đầy đủ, dẫn đến tình trạng mơ hồ, chưa rõ quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và các quy phạm liên quan trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng lao động. Điều này dẫn đến tình trạng vi phạm quy định và phát sinh quyền yêu cầu bồi thường do hành vi đơn phương chấm dứt hợp động trái pháp luật của một trong hai bên.

2. Nội dung luật sư tư vấn trực tuyến quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ gồm:

Sau khi kết nối với luật sư, luật gia chuyên môn qua tổng đài bạn sẽ được hỗ trợ các vấn đề bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như sau:

2.1 – Vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động

✔️ Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động quy định chung và thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định;

✔️ Tư vấn quy định pháp luật về điều kiện áp dụng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (khi nào thì được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, và thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật);

✔️ Tư vấn về thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động

✔️ Tư vấn các quy định pháp luật khác về chấm dứt hợp đồng lao động trái luật/đúng luật…

2.2 – Vấn đề bồi thường do chấm dứt hợp đồng lao động

✔️ Luật sư tư vấn cho các bên quy định liên quan và các mức bồi thường, cách tính tiền bồi thường và các vấn đề khác khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp động lao động trái luật;

✔️ Tư vấn cho các bên quy định liên quan và các mức bồi thường, cách tính tiền bồi thường và các vấn đề khác khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp động lao động trái luật (Công ty, doanh nghiệp vi phạm);

✔️ Tư vấn cho các bên hiểu về quyền và nghĩa của mình khi một trong hai bên vi phạm đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật;

✔️ Tư vấn quy trình giải quyết, thời gian, các bước và thủ tục yêu cầu bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật;

✔️ Tư vấn các quy định pháp luật khác liên quan.

3. Hướng dẫn liên hệ tổng đài tư vấn luật Lao động

Cam kết mọi thông tin cá nhân bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của bạn. Mọi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn trực tuyến về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động

Câu hỏi về: Người lao động tự ý nghỉ việc có phải bồi thường không?

Em chào luật sư ạ. Luật sư cho em hỏi.1. Hiện tại em đang làm tại 1 công ty ở Bắc Ninh có thời hạn từ ngày 01-01-2019 đến 01-01-2020. Hiện tại em muốn nghỉ việc luôn thì sẽ phải bồi thường như thế nào ạ. Em nghỉ không báo trước, ví dụ bây giờ em viết đơn rồi nghỉ luôn ạ. 2. Vi phạm về thời gian báo trước là như nào ạ. Có phải hôm nay em viết đơn thì đúng 30 ngày sau em nghỉ viêc. Nhưng ngày mai em nghỉ luôn thì sao ạ.e cảm ơn ạ.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật lao động tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn từ 1/1/2019 đến 1/1/2020 nhưng hiện tại bạn muốn nghỉ việc luôn. Tuy nhiên bạn cần xác định ý chí của công ty như thế nào, có đồng ý cho bạn nghỉ việc hay không? Trường hợp bạn muốn nghỉ và công ty cũng đồng ý cho bạn nghỉ thì hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận các bên, khi đó không đặt ra trách nhiệm bồi thường của bạn. Trường hợp bạn muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì cần xem xét lý do bạn muốn chấm dứt là gì, có phù hợp theo quy định pháp luật không? Nếu bạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì sẽ phải bồi thường theo quy định pháp luật.

Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 quy định Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nếu thuộc một trong những trường hợp được liệt kê tại Khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2012. Tuy nhiên NLĐ phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 3 ngày nếu NLĐ không được trả lương đầy đủ; không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm các bên đã thỏa thuận; bị ngược đãi, quấy rối tình dục; ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục; ít nhất 30 ngày đối với các trường hợp khác. Đối chiếu với trường hợp của bạn: nếu bạn có lý do theo quy định của pháp luật và thỏa mãn thời gian báo trước (ít nhất 3 ngày hoặc 30 ngày tùy từng trường hợp) thì bạn được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần sự đồng ý của công ty, đồng thời bạn cũng không phải bồi thường cho công ty. 

Trường hợp bạn muốn chấm dứt HĐLĐ mà không thỏa mãn đồng thời các điều kiện theo quy định tại Điều 37 (bao gồm lý do chấm dứt HĐLĐ và thời gian báo trước) thì bạn được xác định là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, khi đó bạn sẽ phải bồi thường cho công ty theo Điều 43 Bộ luật lao động 2012, cụ thể:

“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Như vậy, trường hợp bạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì bạn không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ. Nếu bạn vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì bạn phải bồi thường thêm cho công ty một khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước. Ví dụ: Hôm nay bạn viết đơn xin nghỉ nhưng 30 ngày sau bạn mới chính thức nghỉ việc thì không phải bồi thường tiền lương những ngày không báo trước, trường hợp bạn làm hết hôm nay và mai nghỉ luôn thì bạn phải bồi thường cho công ty một khoản tiền tương ứng tiền lương của bạn trong 29 ngày không báo trước. Ngoài ra, nếu bạn và công ty có hợp đồng đào tạo nghề theo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2012 thì bạn sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty.